Thông Tin
Trang Chủ / Thủ tục hành chính / Giáo dục / Bộ TTHC theo QĐ số 4693 ngày 15/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng

Bộ TTHC theo QĐ số 4693 ngày 15/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng

IV. LĨNH VỰC: GIÁO DỤC

1. Thủ tục Đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn công dân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và tiếp nhận, chuyển xử lý.

+ Bước 2: UBND cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

+ Bước 3: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản cho phép thành lập. Trường hợp không cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do, rồi chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho công dân, tổ chức.

– Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại trụ sở UBND cấp xã

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục.

+ Bản sao văn bằng chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc

+ UBND phường, xã: 03 ngày.

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện: 07 ngày.

+ Sau khi có văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, UBND phường, xã ra quyết định và trả kết quả cho người nộp hồ sơ trong thời gian không quá 03 ngày.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

– Lệ phí: Không có

– Tên mẫu đơn, tờ khai: Không có

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được thành lập chỉ nhằm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, phù hợp với nhu cầu của địa phương, góp phần cùng Nhà nước chăm lo cho sự nghiệp giáo dục;

+ Có đủ số lượng giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục; Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu bảo đảm theo quy định tại tại Điều 14, Điều 19 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (sau đây gọi chung là chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục) phải đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Số lượng trẻ em trong 1 (một) cơ sở giáo dục mầm non tư thục không quá 50 (năm mươi) trẻ;

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

          + Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

+ Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

+ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

+ Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành điều lệ trường mầm non.

 

2. Thủ tục Đăng ký sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn công dân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và tiếp nhận, chuyển xử lý.

+ Bước 2: UBND cấp xã có văn bản gửi phòng GDĐT đề nghị kiểm tra các điều kiện sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

+ Bước 3: Phòng giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản cho phép sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Trường hợp không cho phép sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, lớp mẫu giáo độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản thông báo đến phòng giáo dục và đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do, rồi chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả cho công dân, tổ chức.

– Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại trụ sở UBND cấp xã

– Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập, tư thục (Trong đó cần nêu rõ phương án sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục phù hợp với các yêu cầu quy định tại Điều lệ Trường mầm non, Quy chế này và điều kiện thực tế địa phương)

+ Bản sao văn bằng chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

– Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc

+ UBND phường, xã: 03 ngày.

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện: 07 ngày.

+ Sau khi có văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, UBND phường, xã ra quyết định và trả kết quả cho người nộp hồ sơ trong thời gian không quá 03 ngày.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

– Lệ phí: Không có

– Tên mẫu đơn, tờ khai: Không có

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục phải đảm bảo các yêu cầu: Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Bảo đảm an toàn và quyền lợi của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Bảo đảm quyền lợi của giáo viên và nhân viên

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

          + Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

+ Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

+ Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành điều lệ trường mầm non.

 

3. Thủ tục Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục (theo đề nghị chính đáng của tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục)

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn công dân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và tiếp nhận, chuyển xử lý.

+ Bước 2: Công chức xử lý hồ sơ, UBND cấp xãcó văn bản gửi phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị tham gia ý kiến và mời tham gia kiểm tra các điều kiện giải thểnhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

+ Bước 3: Sau kiểm tra, UBND cấp xã phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo lập biên bản. Căn cứ biên bản kiểm tra, chủ tịch UBND cấp xã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ và giáo viên. Quyết định giải thể phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả quyết định cho công dân, tổ chức.

– Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại trụ sở UBND cấp xã

– Thành phần hồ sơ: Tờ trình đề nghị giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

– Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết:

+ UBND phường, xã: 03 ngày.

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện: 07 ngày.

+ Sau khi có văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, UBND phường, xã ra quyết định và trả kết quả cho người nộp hồ sơ trong thời gian không quá 03 ngày.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

– Lệ phí: Không có

– Tên mẫu đơn, tờ khai: Không có

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

          + Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

+ Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

+ Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành điều lệ trường mầm non.

 

 

About Hoa Phuoc Uy Ban

Một số bài viết bạn có thể quan tâm

222

Hòa Phước: Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và hoạt động Trung tâm HTCĐ năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Sáng ngày 28/12/2022, Hội Khuyến học xã Hòa Phước tổ chức Hội nghị tổng kết …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *