Thông Tin
Trang Chủ / Thủ tục hành chính / Hộ tịch / Bộ TTHC theo QĐ số 4693 ngày 15/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng

Bộ TTHC theo QĐ số 4693 ngày 15/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND PHƯỜNG, XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

I. LĨNH VỰC: HỘ TỊCH    

1. Thủ tục đăng ký khai sinh (kể cả trường hợp trẻ em bị bỏ rơi)

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy khai sinh; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ; Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký khai sinh, UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Giấy khai sinh; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh;

+ Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.

+ Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

+ Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

+ Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

+ Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để ký vào Sổ Hộ tịch.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

– Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay trong ngày. Nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ thì nhận kết quả vào lúc 09 giờ ngày hôm sau.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em;

+ UBND cấp xã nơi lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh

– Lệ phí:

+ Đăng ký khai sinh đúng hạn: Miễn thu

+ Đăng ký khai sinh quá hạn: 5.000 đồng.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

 

        Kính gửi: (1)………………………………………………………………………………

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (2)……………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (3)…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: …………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………….. ……………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………….ghi bằng chữ:……………………………………….

Nơi sinh: (4).……………………………………………………………..………………………………………

Giới tính:………………….. Dân tộc: ………………… ………..Quốc tịch: ………………………

Quê quán: …………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: …………………………………………………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ………………….Quốc tịch: ……………………………

Nơi cư trú: (3) …………………………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên người cha: ……………………………………….…………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ……………………Quốc tịch: ……………………

Nơi cư trú: (3) ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội           

                        – Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

   Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

 

 

 

2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi cư trú trước đây của người yêu cầu đăng ký khai sinh để kiểm tra, xác minh về việc đăng ký khai sinh và việc lưu giữ sổ hộ tịch. Kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, nếu thấy hồ sơ đăng ký khai sinh là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật, công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký khai UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Giấykhai sinh.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh;

+ Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.

+ Văn bản cam đoan của người yêu cầu về việc chưa được đăng ký khai sinh.

+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm: Giấy chứng minh nhân dân; Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ; Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

+ Giấy tờ phải xuất trình

Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh (giấy tờ tùy thân).

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để ký vào Sổ Hộ tịch.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc (không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh qua hệ thống bưu chính).

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã nơi người yêu cầu cư trú.

– Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký khai sinh cư trú trước đây.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh

– Lệ phí: 5.000 đồng

– Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01/01/2016, chưa được đăng ký khai sinh, có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

 

        Kính gửi: (1)………………………………………………………………………………

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (2)……………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (3)…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: …………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………….. ……………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………….ghi bằng chữ:……………………………………….

Nơi sinh: (4).……………………………………………………………..………………………………………

Giới tính:………………….. Dân tộc: ………………… ………..Quốc tịch: ………………………

Quê quán: …………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: …………………………………………………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ………………….Quốc tịch: ……………………………

Nơi cư trú: (3) …………………………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên người cha: ……………………………………….…………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ……………………Quốc tịch: ……………………

Nơi cư trú: (3) ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội           

                        – Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

   Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

 

 

3. Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.

Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức Tư pháp – hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký khai sinh; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

+ Bước 2: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký Giấy khai sinh cấp cho người có yêu cầu.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch đem theo Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người yêu cầu ký Sổ theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ “Đăng ký lưu động”. 

Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức Tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức Tư pháp – hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.

– Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.

+ Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

+ Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

+ Giấy tờ phải xuất trình

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người yêu cầu đăng ký khai sinh.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh

– Lệ phí: Miễn thu

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Các trường hợp khác tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

 

        Kính gửi: (1)………………………………………………………………………………

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (2)……………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (3)…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: …………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………….. ……………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………….ghi bằng chữ:……………………………………….

Nơi sinh: (4).……………………………………………………………..………………………………………

Giới tính:………………….. Dân tộc: ………………… ………..Quốc tịch: ………………………

Quê quán: …………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: …………………………………………………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ………………….Quốc tịch: ……………………………

Nơi cư trú: (3) …………………………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên người cha: ……………………………………….…………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ……………………Quốc tịch: ……………………

Nơi cư trú: (3) ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội           

                        – Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

   Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

 

 

4. Thủ tục đăng ký lại khai sinh

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại UBND cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức Tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ  tịch. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký lại khai sinh ký vào Sổ. Chủ tịch UBND ký cấp Giấy khai sinh cho người có yêu cầu; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký lại khai sinh thì UBND cấp xã có văn bản từ chối.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký lại khai sinh;

+ Người thực hiện đăng ký lại khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký lại khai sinh theo mẫu, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh.

+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm:

Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

Trường hợp người yêu cầu không có giấy tờ trên thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký khai sinh thì việc đăng ký khai sinh không có giá trị pháp lý.

+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký lại khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

+ Giấy tờ phải xuất trình

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc  thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc (không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh qua hệ thống bưu chính).

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan giải quyết thủ tục: UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc UBND cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký lại khai sinh thường trú.

+ Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã đăng ký khai sinh trước đây trong trường hợp thực hiện đăng ký lại khai sinh tại UBND cấp xã nơi thường trú.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh

– Lệ phí: 8.000 đồng.

– Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại khai sinh

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

+ Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất.

+ Người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH

        Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (2)………………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú:(3)…………………………………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: ………………………………………………………………………………………………

Đề nghị cơ quan đăng ký lại khai sinh cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………..ghi bằng chữ:……………………………………………………

Nơi sinh: (4).………………………………………………………………………………………………………………………..

Giới tính:………………….. Dân tộc: ……………………………… ………..Quốc tịch: ………………………

Quê quán: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: ………………………………………………………

Năm sinh: (5)………………………. Dân tộc: ……………………. ………..Quốc tịch: ……………………

Nơi cư trú: (3) ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người cha: …………………………….….……………………….…

Năm sinh:(5)……………………….. Dân tộc: ……………………. ………..Quốc tịch: ………………………

Nơi cư trú:(3) ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đã đăng ký khai sinh tại: (6)…………………………….………………………

Giấy khai sinh số: ………………………….., ngày ………. / ………./….. …………………

Lý do đăng ký lại: ………………………………………………………………… …………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

…………………………………..

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký lại khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

                (4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội           

                        – Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

            Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

(6) Ghi tên cơ quan đã thực hiện việc đăng ký khai sinh trước đây, số, ngày, tháng, năm cấp Giấy khai sinh trước đây (nếu có bản sao Giấy khai sinh).

 

 

5. Thủ tục đăng ký khai tử

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu; công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký khai tử ký tên vào Sổ. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký khai tử UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Trích lục khai tử; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai tử;

+ Người thực hiện việc đăng ký khai tử có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;

+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm  quyền cấp.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.

+ Giấy tờ phải xuất trình

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
  • Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
  • Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả vào 09 giờ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử;

+ UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục khai tử

– Lệ phí:

+ Đăng ký khai tử đúng hạn: Miễn thu

+ Đăng ký khai tử quá hạn: 5.000 đồng.

– Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai tử

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI TỬ

 

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân (3) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quan hệ với người đã chết: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký khai tử cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………..  Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: …………………………………………………………………………………………  Quốc tịch: ……………………………………………….

Nơi cư trú cuối cùng: (2) ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đã chết vào lúc: …………………………. giờ ……………  phút, ngày ………………  tháng ……………  năm ………………..

Nơi chết: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nguyên nhân chết: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo tử: (4)………………………………………………………….. do………………… ……………….

………………………………………………………………………………………………………  cấp ngày ………  tháng ………  năm ……………..

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

 Làm tại: …………………………………………………………………………………………….. , ngày ………  tháng ……..  năm ……………

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

……………………………………..

 

Chú thích:

  (1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện đăng ký khai tử.

 (2)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

 (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

 (4) Nếu ghi theo Giấy báo tử, thì gạch cụm từ “Giấy tờ thay Giấy báo tử”; nếu ghi theo số Giấy tờ thay Giấy báo tử thì ghi rõ tên, số giấy tờ và gạch cụm từ “Giấy báo tử”.

 

 

6. Thủ tục đăng ký khai tử lưu động

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai tử lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai đăng ký khai tử, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.

Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức Tư pháp – hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký khai tử; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

+ Bước 2: công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch đem theo Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký khai tử, cùng người yêu cầu ký Sổ theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai tử ghi rõ “Đăng ký lưu động”. 

Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức Tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức Tư pháp – hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.

– Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ trực tiếp tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;

+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Giấy tờ phải xuất trình

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết;

+ UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục khai tử

– Lệ phí: Miễn thu.

-Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai tử

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được. Các trường hợp khác tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký khai tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI TỬ

 

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân (3) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quan hệ với người đã chết: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký khai tử cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………..  Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: …………………………………………………………………………………………  Quốc tịch: ……………………………………………….

Nơi cư trú cuối cùng: (2) ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đã chết vào lúc: …………………………. giờ ……………  phút, ngày ………………  tháng ……………  năm ………………..

Nơi chết: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nguyên nhân chết: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo tử: (4)………………………………………………………….. do………………… ……………….

………………………………………………………………………………………………………  cấp ngày ………  tháng ………  năm ……………..

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

 Làm tại: …………………………………………………………………………………………….. , ngày ………  tháng ……..  năm ……………

 

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

 

……………………………………..

 

 

Chú thích:

  (1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện đăng ký khai tử.

 (2)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

 (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

 (4) Nếu ghi theo Giấy báo tử, thì gạch cụm từ “Giấy tờ thay Giấy báo tử”; nếu ghi theo số Giấy tờ thay Giấy báo tử thì ghi rõ tên, số giấy tờ và gạch cụm từ “Giấy báo tử”.

 

7. Thủ tục đăng ký lại khai tử

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký lại khai tử nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký khai tử ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã ký cấp Trích lục khai tử cho người đi đăng ký khai tử; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký lại khai tử, UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Trích lục khai tử.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký lại khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký lại khai tử;

+ Người thực hiện việc đăng ký lại khai tử có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký lại khai tử theo mẫu;

+ Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký lại khai tử.

+ Giấy tờ phải xuất trình: Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại khai tử. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử trước đây.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục khai tử

– Lệ phí: 5.000 đồng.

– Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại khai tử

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ đăng ký khai tử và bản chính Giấy chứng tử đều bị mất.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký lại khai tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KHAI TỬ

 

Kính gửi: (1)……………………………………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân (3) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quan hệ với người đã chết: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký lại khai tử cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………..  Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: …………………………………………………………………………………………  Quốc tịch: ……………………………………………….

Nơi cư trú cuối cùng: (2) ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đã chết vào lúc: …………………………. giờ ……………  phút, ngày ………………  tháng ……………  năm ………………..

Nơi chết: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nguyên nhân chết: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo tử: (4)………………………………………………………….. do………………… ……………….

………………………………………………………………………………………………………  cấp ngày ………  tháng ………  năm ……………..

Đã đăng ký khai tử tại: (5) …………………………………..ngày ………. tháng ……….năm ………………..

Theo Trích lục khai tử số: (6) ……………………………………………………………………………….

Lý do đăng ký lại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: ………………………………………………………………………………………………. , ngày ………  tháng ……..  năm ……………

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

……………………………………

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện đăng ký lại khai tử.

 (2)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.        

 (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

 (4) Nếu ghi theo Giấy báo tử, thì gạch cụm từ “Giấy tờ thay Giấy báo tử”; nếu ghi theo số Giấy tờ thay Giấy báo tử thì ghi rõ tên, số giấy tờ và gạch cụm từ “Giấy báo tử”.

(5) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký khai tử trước đây.

(6) Chỉ khai trong trường hợp biết rõ.

 

 

8. Thủ tục đăng ký kết hôn

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, hướng dẫn hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký kết hôn UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận kết hôn; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân (Hai bên nam nữ phải có mặt).

– Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

+ Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

+ Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). 

Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả vào lúc 09 giờ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn

– Lệ phí: Miễn thu.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

  • Kết hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

2

 

1

                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                               

                                     

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

 

Kính gửi(3):……………………………………………………………………………………

Người khai

Bên nữ

Bên nam

 

 

Họ, chữ đệm, tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nơi cư trú (4)  

 

 

Giấy tờ tùy thân(5)

 

 

Kết hôn lần thứ mấy

 

 

                

Chúng tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của chúng tôi không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

        Đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

                                         ………………….., ngày……………tháng ……………năm……………

                                               Bên nữ                                          Bên nam                                                  

                               (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)         (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

  

 

 

                                               …………………………………………………..                   ……………………………………………………

Chú thích:

(1), (2) Trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thì phải dán ảnh của hai bên nam, nữ.

(3) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký kết hôn.

(4) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(5) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/1982).

 

 

9. Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động.

Tại địa điểm đăng ký kết hôn lưu động, công chức Tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên; hướng dẫn người dân điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức Tư pháp – hộ tịch tiếp nhận hồ sơ viết Phiếu tiếp nhận.

+ Bước 2: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký cấp 02 Giấy chứng nhận kết hôn cho người có yêu cầu.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký kết hôn; trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động; cùng các bên kết hôn ký vào Sổ theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký kết hôn ghi rõ “Đăng ký lưu động”. 

Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức Tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức Tư pháp – hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.

– Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.

+ Giấy tờ phải xuất trình

< >Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Kết hôn giả tạo;Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;+ Các trường hợp khác tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương.

 

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

– Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hộ tịch năm 2014;

+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

 

 

 

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

2

 

1

                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                               

                                     

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

 

Kính gửi(3):……………………………………………………………………………………

Người khai

Bên nữ

Bên nam

 

 

Họ, chữ đệm, tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nơi cư trú (4)  

 

 

Giấy tờ tùy thân(5)

 

 

Kết hôn lần thứ mấy

 

 

                

Chúng tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của chúng tôi không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

        Đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

                                         ………………….., ngày……………tháng ……………năm……………

                                               Bên nữ                                          Bên nam                                                   

                               (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)         (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

  

 

 

                                               …………………………………………………..                   ……………………………………………………

 

Chú thích:

(1), (2) Trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thì phải dán ảnh của hai bên nam, nữ.

(3) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký kết hôn.

(4) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(5) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/1982).    

 

 

10. Thủ tục đăng ký lại kết hôn

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Trường hợp việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại UBND cấp xã không phải nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký kết hôn, UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Bước 4: Trả kết quả cho công dân (UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn; Hai bên nam nữ phải có mặt).

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký lại kết hôn theo mẫu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

+ Giấy tờ phải xuất trình

< >Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn.Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong trường hợp việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại UBND cấp xã không phải là nơi đăng ký kết hôn trước đây (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).  Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký lại kết hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KẾT HÔN

 

        Kính gửi: (1)……………………………………………………………………………………

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3)………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú: (2)……………………………………………………………………………………..

Đề nghị cơ quan đăng ký lại kết hôn theo nội dung dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên của vợ:……………………………………………………. ………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………

Dân tộc: ………………………………………………Quốc tịch: …………………………………………..

Nơi cư trú:(2)……………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân:(3)…………………………………………………………………………………………………

Kết hôn lần thứ mấy:……………………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên của chồng: ………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………

Dân tộc: ………………………………………………Quốc tịch: …………………………………………..

Nơi cư trú:(2)……………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân:(3)…………………………………………………………………………………………………

Kết hôn lần thứ mấy:……………………………………………………………………………………………

Đã đăng ký kết hôn tại: (4)…………………………………………………………………………………..

…………………………………..ngày ………. tháng ……….năm……………………………………………

Theo Giấy chứng nhận kết hôn số: (5)…………………………., Quyển số: (5)………………………

Lý do đăng ký lại: ……………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

……………………………………

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại kết hôn

 (2)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.       

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).

 (4) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký kết hôn trước đây.

(5) Chỉ khai trong trường hợp biết rõ.

 

11. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau thì người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người yêu cầu không chứng minh được thì công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Nếu kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức Tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch UBND ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì UBND cấp xã có văn bản từ chối.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Người thực hiện yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu;

+ Trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ/chồng đã chết thì phải xuất trình (bản chính) hoặc nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh;

+ Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài thì phải nộp bản sao Trích lục ghi chú ly hôn.

+ Trường hợp yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn với người khác với người đã ghi trong phần mục đích sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp trước đây hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây.

+ Giấy tờ phải xuất trình

< >Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).  Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                      

TỜ KHAI CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
 

Kính gửi: (1) ………………………………………………………………………………….

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………

Dân tộc: ………………………………………………………………………… Quốc tịch: …….

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………

Quan hệ với người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: ………………….

Đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………… Giới tính: ……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………          

Dân tộc:…………………………………………………………………………Quốc tịch: ………

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………

Trong thời gian cư trú tại ………………………………………………………………………..

…………………………….. từ ngày……….tháng………..năm ………….., đến ngày ………. tháng ………. năm(4)……………………………………………………………………………………………………

Tình trạng hôn nhân(5)……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

Mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: (6)……………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….          

…………………………………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

 

 

Làm tại:………………………..,ngày ………. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

……………………………………

                    

Chú thích:

(1) Ghi tên cơ quan đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

(2) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

(3) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế, số, cơ quan cấp, ngày cấp

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.

(4) Khai trong các trường hợp:

– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài hoặc trong thời gian cư trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh;

– Người đang có vợ/chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong giai đoạn trước khi đăng ký kết hôn;

– Người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây.

(5) – Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi rõ tình trạng hôn nhân hiện tại: đang có vợ hoặc có chồng; hoặc chưa đăng ký kết hôn với ai; hoặc đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết.

– Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đã cư trú tại nơi đó

            Ví dụ:  Trong thời gian cư trú tại Hà Nam từ ngày…… tháng ….. năm ……… đến ngày …….. tháng ……. năm …….. chưa đăng ký kết hôn với ai.

– Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú tại nước đó

            Ví dụ: Trong thời gian cư trú tại CHLB Đức từ ngày ……. tháng ….. năm ……. đến ngày ….. tháng ……. năm …….. chưa đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức.

(6) Ghi rõ mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn thì phải ghi rõ kết hôn với ai (họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; giấy tờ tùy thân; nơi thường trú/tạm trú); nơi đăng ký kết hôn.

            Ví dụ: Để kết hôn với anh SIN JONG GUN, sinh ngày 15/01/1975, quốc tịch: Hàn Quốc, Hộ chiếu số 12345678, cư trú tại: Seoul, Hàn Quốc, đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc tại Hàn Quốc.

 

 

 

12. Thủ tục đăng ký giám hộ

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký giám hộ UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Trích lục đăng ký giám hộ; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả trả kết quả cho cá nhân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ;

+ Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.

+ Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.

+ Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

+ Giấy tờ phải xuất trình:

< >Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch.

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

 

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………………

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………..Giới tính …………………….

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:

Người giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………. Giới tính …………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:…………………………………………………………….Quốc tịch: ……………………………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3)……………………………………………………………………………………………………………………………….

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………. Giới tính …………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ………………………………………………………………Quốc tịch: …………………………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………………………………………………………..

Lý do đăng ký giám hộ: ………………………………………………………………………………………………………………………………….                                

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

   Làm tại: …………………………………………………………………………………………… , ngày ………  tháng ……..  năm ……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

 

………………………………………

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.

(2)  Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).

 

13. Thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký chấm dứt giám hộ, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ cho người yêu cầu; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký chấm dứt giám hộ, UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký chấm dứt giám hộ;

+ Người thực hiện việc đăng ký chấm dứt giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu.

+ Bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ để chứng minh:

< >Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Bản sao Chứng minh nhân dân của người được giám hộ hoặc quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án, áp dụng đối với người được giám hộ);Người được giám hộ đã chết (Bản sao Giấy chứng tử của người được giám hộ);Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình (Bản sao quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án áp dụng đối với cha mẹ của người được giám hộ hoặc các giấy tờ khác);Người được giám hộ được nhận làm con nuôi (Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi).Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ

          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                               

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT GIÁM HỘ

 

Kính gửi: (1) …………………………………………………………………………………

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:……………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2)……………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………..

Đề nghị cơ quan đăng ký chấm dứt việc giám hộ giữa:

Người giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………… Giới tính: …………………………Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………….

Dân tộc:…………………………………………………………. Quốc tịch: ……………………….

Nơi cư trú(2):………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3)……………………………………………………………………………………

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………Giới tính: …………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………..

Dân tộc:…………………………………………………………………………Quốc tịch:……………

Nơi cư trú: (2) ……………………………………………………………………………………………..

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3)……………………………………………………………….

Đã đăng ký giám hộ tại quyển số: ………………………, số …………………………………..

Ngày ……. tháng ……… năm ……… của(4) ……………………………………………………….

Lý do chấm dứt việc giám hộ:……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

   Làm tại: …………………………………………………………………….. , ngày …….  tháng …….  năm ….

                                                                                                                                               

 

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký chấm dứt giám hộ.

(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).

(4) Ghi tên cơ quan đăng ký giám hộ trước đây.

 

 

14. Thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Cá nhân hoặc pháp nhân nộp hồ sơ đăng ký giám sát việc giám hộ tại UBND cấp xã  nơi cư trú của người được giám hộ.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ cho công chức Tư pháp – hộ tịch. Công chức Tư pháp – hộ tịch kiểm tra và báo cáo UBND cấp xã đăng ký giám sát việc giám hộ. Trường hợp không đủ điều kiện, UBND cấp xã có văn bản từ chối và nêu rõ lý do; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho cá nhân, pháp nhân.

– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ

      + Tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ (theo mẫu đính kèm)

+ Văn bản thỏa thuận cử hoặc chọn người giám sát việc giám hộ (cá nhân hoặc pháp nhân) của những người thân thích của người được giám hộ (có chứng thực chữ ký của những người thân thích của người được giám hộ và phải có ý kiến đồng ý của người được cử hoặc chọn giám sát việc giám hộ).

+ Bản sao trích lục đăng ký giám hộ;

+ Trường hợp người giám sát việc giám hộ là cá nhân thì phải có: Bản sao Hộ chiếu hoặc bản sao chứng minh nhân dân hoặc bản sao chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc bản sao thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng (có chứng thực hoặc cung cấp bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp người giám sát việc giám hộ là pháp nhân thì phải có:

* Bản sao Giấy tờ chứng minh là pháp nhân (Quyết định thành lập pháp nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc điều lệ của pháp nhân…); Bản sao Quyết định bổ nhiệm hoặc bản sao Quyết định cử người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (có chứng thực hoặc cung cấp bản chính để đối chiếu);

* Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân: Bản sao Hộ chiếu hoặc bản sao chứng minh nhân dân hoặc bản sao chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc bản sao thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng (có chứng thực hoặc cung cấp bản chính để đối chiếu);

Người yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính phải xuất trình Giấy tờ: Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng  để chứng minh về nhân thân.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết:  02 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục đăng ký giám sát việc giám hộ.

– Lệ phí: Không có

– Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ theo mẫu.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 Người giám sát việc giám hộ phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015

– Căn cứ pháp lý:

+ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

QUẬN/ HUYỆN…………..

UBND PHƯỜNG/XÃ…….

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         

 

Số:             /TLGSGH

……….., ngày….…tháng ……năm 20……

 

           

TRÍCH LỤC ĐĂNG KÝ GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ

(dành cho người giám sát việc giám hộ là cá nhân)

 

Người giám sát việc giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………………

 

 

Giới tính:………………………….Dân tộc:………………………… Quốc tịch:………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp giấy tờ)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………………………..

Giới tính:…………………….Dân tộc:……………………….. Quốc tịch:………………………………………………

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp giấy tờ)…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………

Giám sát việc giám hộ có hiệu lực kể từ ngày cấp Trích lục./.

 

 

NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

      THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

QUẬN/ HUYỆN…………..

UBND PHƯỜNG/XÃ…….

 

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         

 

Số:             /TLGSGH

……….., ngày….…tháng ……năm 20……

         

 

TRÍCH LỤC ĐĂNG KÝ GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ

(dành cho người giám sát việc giám hộ là pháp nhân)

 

Người giám sát việc giám hộ:

Tên pháp nhân:……………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:……………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân:………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………………

Giới tính:…………………….Dân tộc:……………………….. Quốc tịch:………………………………………………

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp giấy tờ)…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………

Giám sát việc giám hộ có hiệu lực kể từ ngày cấp Trích lục./.

 

 

NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ

(dành cho người giám sát việc giám hộ là cá nhân)

 

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………..Giới tính …………………….

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám sát việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:

Người giám sát việc giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………. Giới tính …………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:…………………………………………………………….Quốc tịch: ……………………………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3)……………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………. Giới tính …………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ………………………………………………………………Quốc tịch: …………………………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lý do đăng ký giám sát việc giám hộ: ……………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………                

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước

pháp luật về cam đoan của mình.

   Làm tại: ………………………………….. , ngày ………  tháng ……..  năm ……………

 

 

 

 

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

………………………………………

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký.

(2)  Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi thực tế đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 191989756 do Công an thành phố Đà Nẵng cấp ngày 20/10/2017).

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ

(dành cho người giám sát việc giám hộ là pháp nhân)

 

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………………….

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………….Giới tính …………..

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3) ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám sát việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:

Người giám sát việc giám hộ:

Tên pháp nhân:……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:……………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân:……………………………………………………………………………………

Nơi cư trú:………………………………………………………………………………………….

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………. Giới tính ………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc: ………………………………………………………………Quốc tịch: ……………………………………………

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: ………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lý do đăng ký giám sát việc giám hộ: ……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………..            

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

   Làm tại: ………………………….. , ngày …….  tháng …….  năm ………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

 

 

………………………………………

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký.

(2)  Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi thực tế đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 191989756 do Công an thành phố Đà Nẵng cấp ngày 20/10/2017).

 

15. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp trích lục; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân (các bên phải có mặt).

– Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.

+ Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

< >Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con.Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM         

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON

Kính gửi([1]):………………………………………………………………………………………………………………………
 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:…………………………………………………………….

Nơi cư trú(2): …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân (3):……………………………………………………………………………………………………………………..

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con(4):…………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:…………………………………………………………….

Nơi cư trú (2):……………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………………………

………………. của người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:…………………………………………………………….

Nơi cư trú(2): …………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân(3):……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan việc nhận…………………………………nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

                                                 Làm tại……………………………………ngày …………tháng…………năm…………

                                                                                                    Người yêu cầu

                                                                   (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

                                                                                          

                                                                                              …………………………                                                                                     

 Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5)       Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con(6)

 

Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:

………………………………………………………..

………………………………………………………..

………………………………………………………..

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);

(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);

(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.

 

16. Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân (các bên phải có mặt).

– Cách thức thực hiện: Người yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp xã có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.

+ Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

+ Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

< >Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con.Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

        Kính gửi: (1)……………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (2)……………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (3)…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: …………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………. ……………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………….ghi bằng chữ:……………………………………….

Nơi sinh: (4).……………………………………………………………..………………………………………

Giới tính:………………….. Dân tộc: …………………… ………..Quốc tịch: ………………………

Quê quán: …………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: …………………………………………………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ………………….Quốc tịch: ……………………………

Nơi cư trú: (3) …………………………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên người cha: ……………………………………….…………………………

Năm sinh(5): …………………….. Dân tộc: ……………………Quốc tịch: ……………………

Nơi cư trú: (3) ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

                                Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh

(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

            Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

(3)  Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.         

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

            Ví dụ: – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội    

                        – Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

   Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

            Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.

 

Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM         

                                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON


Kính gửi([2]):………………………………………………………………………………………………………………………
 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:………………………………….

Nơi cư trú(2): ………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con(4):………………………………………………………………………………..

Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:……………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:……………………………………..

Nơi cư trú (2):………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………………………

………………. của người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:……………………………………..

Nơi cư trú(2): ………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân(3):……………………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan việc nhận…………………………………nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

                                                 Làm tại……………………………………ngày …………tháng…………năm…………

                                                                                                    Người yêu cầu

                                                                        (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

                                                                                          

                         

                                                                                                        …………………………                                                                                     

 

 Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5)       Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con(6)

 

 

Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:

………………………………………………………..

………………………………………………………..

………………………………………………………..

 

 

 

 

Chú thích:

 

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân  hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);

(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);

(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.

 

 

17. Thủ tục thay đổi, cải chính cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước 

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người có yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Nếu thấy việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì ký Trích lục hộ tịch tương ứng (Trích lục thay đổi hộ tịch/Trích lục cải chính hộ tịch/Trích lục bổ sung hộ tịch) cấp cho người yêu cầu; công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; cùng người yêu cầu ký vào Sổ. Trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn; bổ sung thông tin hộ tịch vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Trích lục hộ tịch tương ứng (Trích lục thay đổi hộ tịch/Trích lục cải chính hộ tịch/Trích lục bổ sung hộ tịch).

+ Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trả kết quả cho công dân.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện;

+ Người thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ

+ Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu.

+ Giấy tờ làm căn cứ thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

+ Giấy khai sinh (bản chính) trong trường hợp thay đổi, cải chính liên quan đến Giấy khai sinh để công chức Tư pháp-hộ tịch ghi thông tin thay đổi, cải chính hộ tịch (đối với trường hợp còn bản chính).

+ Giấy tờ phải xuất trình

< >Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch;

+ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC

 

Kính gửi: (1) ………………………………………………………………………………………………………..

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (2)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch:………………..

Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) …………………………………. ……………………………………………………………………..

cho người có tên dưới đây

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………….  Giới tính:…………………

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:………………………………………………………………….Quốc tịch:………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đã đăng ký (5)  …………………………………………… ngày……… tháng ……… năm ……………. tại số: ………. Quyển số:…………………………. của …………………………………………………………………………………………………………….

Nội dung: (6)……………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lý do:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….                

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

 Làm tại: ………………………………………. , ngày ……….  tháng ………  năm ………..

                                                                                                                      Người yêu cầu

                                                                                                           (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)                                                                                                                                                     

 

 

 

       
   

Ý kiến của cha và mẹ  (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi)

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

  

 

 

                                                    …………………………….              …………………………….

            

 

Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

 

 

                                            …………………………….

            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân (số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

        Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.

(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký

        Ví dụ: thay đổi họ, tên / cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ
                        / xác định lại dân tộc / bổ sung phần khai về quốc tịch

(5) Ghi rõ loại việc, giấy tờ hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.

       Ví dụ:       Đã đăng ký khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10, quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

                        Đã đăng ký kết hôn ngày 15 tháng 10 năm 2015 tại số 155, quyển số 02/2015 của UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

                        Đã đăng ký khai tử ngày 16 tháng 10 năm 2015 tại số 55, quyển số 01/2015 của UBND phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hà Nội.

(6) Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc.

        Ví dụ:      Được thay đổi họ, tên từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Lanh

                        Được cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ từ: Lê Thị Lan, sinh năm 1977, thành: Lê Thúy Lan, sinh năm 1979

                        Được xác định lại dân tộc từ: dân tộc Kinh, thành: dân tộc Tày

                        Được bổ sung thông tin về quốc tịch thành: quốc tịch Việt Nam

 

 

18. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch

– Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

+ Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch, báo cáo Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp xã ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu; chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

– Cách thức thực hiện:

+ Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;

+ Người thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ, văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.

+ Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

+ Giấy tờ phải xuất trình:

< >Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.Luật Hộ tịch năm 2014;

 

+ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ  tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

+ Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 

 

TỜ KHAI
CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH

 

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………………..

 

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú: (2)………………………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….. …………………………………………………..

Quan hệ với người được cấp bản sao Trích lục hộ tịch: ……………………………………………………….

Đề nghị cơ quan cấp bản sao trích lục(4) ……………………………………………………………..
cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: …………………………………………………………… …….Giới tính: …………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………

Dân tộc: ………………………………………………………………….. Quốc tịch: ……………………………………..

Nơi cư trú: (2)………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….. …………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3) ……………………………………………………. ………………………………………………………

……………………………………………………………………………….. …………………………………………………..

Số định danh cá nhân (nếu có): …………………………………… …………………………………………………

Đã đăng ký tại:(5) ……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………… ngày  …….  tháng …….  năm ……………………….

Theo(6)………………………………………………………………………………..số……………… quyển số:…………

Số lượng bản sao Trích lục đề nghị cấp:……………………………………………………………….

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Làm tại: …………………………….. , ngày …….  tháng …….  năm…..

                                                                                      Người yêu cầu

                                                                          (ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

Chú thích:

(1) Ghi tên cơ quan đề nghị thực hiện việc cấp bản sao Trích lục hộ tịch

 (2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang nơi sinh sống.

(3) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân (số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

Ví dụ:   Chứng minh nhân dân số 0010891235 do Công an Hà Nội cấp ngày 20/10/2004;

                        Hộ chiếu số N1233567 do Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cấp ngày 22/12/2015

                        Hộ chiếu số 545379017 do cơ quan có thẩm quyền Hoa Kỳ cấp ngày 11/02/2016.

(4) Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây, nay đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch

            Ví dụ:   Khai sinh / Kết hôn / Khai tử / Cải chính hộ tịch

(5) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây.

Ví dụ:   UBND phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

            UBND quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội

            Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình

(6) Ghi rõ loại giấy tờ hộ tịch đã được cấp trước đây (chỉ khai nếu biết rõ).

            Ví dụ:   Giấy khai sinh / Giấy chứng nhận kết hôn

Trích lục khai tử / Trích lục thay đổi hộ tịch

19. Thủ tục: Đăng ký việc nuôi con nuôi

– Trình tự thực hiện:

          + Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

          + Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

          + Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi, chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận trả kết quả

          + Bước 4: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả cho cá nhân.

– Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã

– Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp trong thời gian 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ);

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (được cấp trong thời gian 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ);

+ Xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế đảm bảo việc nhận nuôi con nuôi do UBND phường, xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (được cấp trong thời gian 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ), trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi người đó thường trú thì thành phần hồ sơ không cần có văn bản xác nhận này, công chức Tư pháp – hộ tịch tiến hành xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi khi xử lý hồ sơ.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp(được cấp trong thời gian 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ);

+ 02 ảnh toàn thân (nhìn thẳng chụp) không quá 06 tháng;

+ Biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi (nếu là trẻ bị bỏ rơi);

+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ đã chết đối với trẻ em mồ côi;

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ mất tích/mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ mất tích/mất năng lực hành vi dân sự;

+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

 Số lượng hồ sơ:  01 bộ.      

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi

– Lệ phí: 400.000 đồng/trường hợp.

– Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CN.02)

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

– Những người sau đây không được nhận con nuôi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

* Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần điều kiện là “hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

+ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010.

+ Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.

+ Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

+ Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

 

 

Mẫu TP/CN-2014/CN.02                                                                                                      

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ảnh 4 x 6 cm

 

Ảnh 4 x 6cm

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI

(Dùng cho trường hợp nuôi con nuôi trong nước)

 

                Kính gửi:[3] ……………………………………………………………………………………………………………..

       …………………………………………………………………………………………………………………………….                           

 

Chúng tôi/tôi là:

                                                   

 

Ông


 Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nghề nghiệp

 

 

Nơi thường trú

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

 

  Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:

Họ và tên:…………………………………………………………………………………  Giới tính: ………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ………………………………………………. Quốc tịch: ………………………………………………………………………………..

Tình trạng sức khoẻ: ……………………………………………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………….. ………………………

Nơi đang cư trú: 

* Gia đình:

 

Ông

Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại,/fax/ email

 

 

Quan hệ với trẻ em được nhận làm con nuôi

 

 

 

 * Cơ sở nuôi dưỡng[4]: …………………………………………………………………………………………………………………………….

 Lý do nhận con nuôi: ………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho………………………………………………………………………………………….[5] nơi chúng tôi/tôi thường trú.

 

Đề  nghị[6] ………………………………………………………………………………………………………. xem xét, giải quyết.

 

                                                       ………………, ngày …………….. tháng ……….. năm……………..

                                                                  ÔNG                                            BÀ

                                                        (Ký, ghi rõ họ tên)                                 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                          

20.Thủ tục: Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

– Trình tự thực hiện:

          + Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

          + Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

          + Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi, chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận trả kết quả

          + Bước 4: Bộ phận tiếp nhận trả kết quả cho cá nhân

– Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã

– Thành phần hồ sơ:

+ Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi.

+ Trong trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại UBND phường, xã khác với nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

 Số lượng hồ sơ:  01 bộ.      

– Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi

– Lệ phí: Không thu.

– Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (Mẫu TP/CN-2011/CN.04)

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.

+ Luật nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010.

+ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi.

+ Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

 

 

 

 

 

Ảnh 4x 6 cm

(chụp chưa quá 6 tháng)

 

Ảnh 4x 6 cm

(chụp chưa quá 6 tháng)

Mẫu TP/CN-2011/CN.04

                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM         

     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      _________________________

                                               

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC NUÔI CON NUÔI

 

Kính gửi:[7] ……………………………………………………………………………………………………………..

          …………………………………………………………………………………………………………………………….

  Chúng tôi /tôi là:

 

Ông

Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nơi th­ường trú

 

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu    

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

 

Đã nhận người có tên dưới đây làm con nuôi:

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………Giới tính: ………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………………………….

Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc: ……………………………………………………………………………Quốc tịch: ……………………………..

Nơi thường trú: ………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phần khai về bên giao con nuôi trước đây[8]:

 

Ông

Họ và tên

 

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nơi th­ường trú/tạm trú

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu    

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

 

Quan hệ với trẻ được nhận làm con nuôi [9]:………………………………………………………………………

Tên cơ sở nuôi dưỡng: …………………………………………………………………………………………………

Chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng: ………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại: ……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………ngày…………..tháng…………..năm………… .

Chúng tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Đề nghị…………………………………………………………………………… đăng ký.

                                                 ……………………………., ngày …………tháng…………năm…………

                                                                                                               Người khai                                 

                                                                                                                  (Ký, ghi rõ họ tên)

                         

 

 

        Xác nhận của  Người làm chứng thứ nhất4

       Tôi tên là………………………………sinh năm ………

         Số CMND…………………., cư trú tại………………

          ……………………………………………………………………

       Tôi xin làm chứng việc nuôi con nuôi nêu trên  là

       đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm

        chứng của mình.

          …………….., ngày……….tháng……… năm………..

                         (Ký, ghi rõ họ tên) 

 

 

Xác nhận của  Người làm chứng thứ hai

Tôi tên là……………………………sinh năm ……………

 Số CMND…………………., cư trú tại…………………    …………………………………………………………………….

Tôi xin làm chứng việc nuôi con nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của mình.

          …………….., ngày……….tháng……… năm………..

  (Ký, ghi rõ họ tên)

 

                                                                                                          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 Ghi rõ là cha, mẹ đẻ; người giám hộ hay cơ sở nuôi dưỡng. Nếu là cơ sở nuôi dưỡng thì ghi rõ tên cơ sở nuôi dưỡng,
 chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng.

4.Không cần có xác nhận của người làm chứng nếu đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã/STP nơi đã đăng ký việc NCN trước đây.

 

 


 

 

[3]  Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.

[4] Ghi rõ tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng.

[5]  Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

[6] Như kính gửi.

[7]  Trường hợp nuôi con nuôi trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, thì gửi Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi.

[8] Nếu có được các thông tin này.

 

 

About Hoa Phuoc Uy Ban

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *